Tổng quan Vibhajyavāda

Theo truyền thống Theravada, Trưởng lão Moggaliputta-Tissa đã bảo vệ học thuyết Vibhajyavāda dưới thời Aśoka tại Đại hội kết tập lần thứ ba.

Vibhajyavādin là danh xưng chung cho một nhóm tăng sĩ Phật giáo sơ kỳ, mà theo truyền thống của Theravada, nhóm này đã bác bỏ giáo lý Sarvastivada tại Đại hội kết tập lần thứ ba (tuy nhiên các học giả hiện đại đặt câu hỏi về các tường thuật về đại hội này).[7] [8] Danh xưng Vibhajyavādin có nghĩa là "những người phân biệt," và được dùng chỉ chung cả các nhóm tăng sĩ Kāśyapīya, MahīśāsakaDharmaguptaka.[7] Phái Vibhajyavādin có ảnh hưởng mạnh mẽ ở miền nam Ấn Độ, nơi họ tự gọi mình là Theriya (Trưởng lão). Nhánh này tồn tại cho đến thế kỷ XVII ở miền nam Ấn Độ, và ở Sri Lanka, dần biến đổi thành Theravadin.[9]

Truyền thống Theravada truy dòng truyền thừa của Vibhajyavāda về tôn giả Ưu-bà-ly[10] Tại Đại hội kết tập thứ hai, một nhóm các trưởng lão ở Tây nam Avanti đã phát triển học thuyết Phân biệt. Tuy nhiên, theo các học giả hiện đại, thuyết Phân biệt không có bằng chứng khảo cứu cho đến tận thời kỳ A-dục vương, với cuộc tranh biện nổi tiếng tại Đại hội kết tập thứ ba của trưởng lão Moggaliputta-Tissa. Về sau, theo chân phái đoàn truyền giáo của tôn giả Ma-hi-đà, Phật giáo được truyền vào Sri Lanka, hình thành Xích đồng diệp bộ,[11] một tiền thân của Theravada sau này.

Các Vibhajyavādin bác bỏ tuyên bố của Sarvāstivāda rằng tất cả các pháp tồn tại trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Thay vào đó, họ phân biệt giữa các pháp "tồn tại" và các pháp không tồn tại, do đó có tên là "các nhà phân biệt".[5] Vibhajyavādin chủ trương rằng các pháp tồn tại trong hiện tại, chứ không phải chúng tồn tại trong tương lai. Đối với các pháp quá khứ, những pháp thiện hay bất thiện đã tạo ra quả hay tác dụng của nó được cho là không tồn tại, nhưng những pháp chưa tạo ra nghiệp quả có thể được cho là có một số hiệu quả.[12] Quan điểm Sarvāstivāda Vijñānakāya được bảo vệ bởi Moggaliputtatissa: "Quá khứ và tương lai không có; hiện tại và vô điều kiện tồn tại." [13]

Các Vibhajyavādin cũng cho rằng trong tất cả các pháp, chỉ có Niết bàn là pháp vô điều kiện (asankhata), chống lại quan điểm của Nhất thiết hữu bộ cho rằng không gian là pháp vô điều kiện.[14] Một sự khác biệt khác với Sarvāstivāda xoay quanh vấn đề thành tựu dần dần hay đột ngột. Các Vibhajyavādin cho rằng khi nhập lưu, sự hiểu biết về Tứ diệu đế đến ngay lập tức (ekābhisamaya), trong khi Nhất thiết hữu bộ khẳng định rằng điều này chỉ xảy ra dần dần (anupubbābhisamaya).[15][16] Vibhajyavādin cũng khẳng định rằng các vị A-la-hán không thể thoái lui hoặc rơi trở lại trạng thái thấp hơn một khi họ đã đạt được quả vị A la hán.[15][17] Các Vibhajyavādin cũng bác bỏ học thuyết về trạng thái trung gian giữa các lần tái sinh (antarabhava).[17]

Giáo lý Vibhajyavādins có thể được tìm thấy trong các tài liệu Kathāvatthu, theo truyền thống Theravada, được cho là của trưởng lão Moggalipputtatissa. Sự xuất hiện sớm nhất của văn bản này có thể có từ thời kỳ Ashoka.[7][6] Tuy nhiên, cả Theravādin Kathāvatthu lẫn Sarvāstivāda Vijñānakāya đều không chứa bất kỳ tham chiếu nào đến Vibhajyavāda như một bộ phái riêng biệt, cho thấy rằng có lẽ trong thời gian chúng được ghi chép, vẫn chưa có sự chia rẽ chính thức giữa Sarvāstivāda và Vibhajyavāda.[18] [19]

Trong khi đó, Visuddhimagga của Buddhaghosa, một tác phẩm của Sri Lanka vào thế kỷ thứ V, đề cập rằng Visuddhimagga được viết theo yêu cầu của Sanghaphala, "một thành viên của dòng truyền thừa Mahaviharasin Theriya lừng lẫy, tốt nhất của Vibhajjavādin".[3]